{SLIDE}

Viêm mũi

Thứ tư, 23/01/2019 - 09:33 AM
Viêm mũi

1Viêm mũi là gì?

Viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm mũi được phân thành 3 loại chính:

- Viêm mũi nhiễm trùng: Viêm mũi cấp tính và mạn tính.

- Viêm mũi vận mạch (vasomotor): Chứng viêm mũi tự phát.

- Viêm mũi dị ứng: Gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, súc vật, bụi, và các chất gây dị ứng hít vào.

- Viêm mũi có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm phổi,…

2Triệu chứng của viêm mũi

- Viêm mũi cấp tính: Diễn biến bệnh ngắn, nhỏ hơn 04 tuần.

Chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi loãng, sau đặc dần, nếu bị nhiễm trùng thì nước mũi có màu vàng, đặc nhầy.

Ở giai đoạn viêm mũi cấp tính, người bệnh sẽ có triệu chứng chủ yếu là nghẹt mũi xen kẽ hoặc gián đoạn.

Lúc này mũi của người bệnh bị mẫn cảm với một số chất, khiến niêm mạc mũi bị kích ứng, người bệnh bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Trong 1 ngày có thể diễn ra nhiều lần hoặc có khi vài ngày cũng không phát bệnh.

Có khi nước mũi dịch nhầy tiết quá nhiều, chảy xuống họng gây ra triệu chứng ho khan, họng có nhiều đờm, muốn khạc nhổ,…

- Giai đoạn mạn tính cũng có những triệu chứng giống với giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, bệnh ít rầm rộ, nhẹ nhàng, như nặng đầu, kém tập trung và thời gian bệnh kéo dài lên đến 12 tuần. Bệnh có tính chất tái phát lại nhiều lần thì nghẹt mũi, thậm chí tắc mũi diễn ra liên tục và dịch mũi tiết ra nhiều hơn. Về lâu dài và tùy mức độ bệnh mà tình trạng suy giảm khả năng ngửi sẽ không giống nhau, bệnh càng kéo dài, người bệnh có thể không ngửi được mùi.

3Nguyên nhân gây viêm mũi

Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính. Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, nhiều lần trong ngày khiến niêm mạc mũi không thích nghi kịp mà bị kích thích dẫn đến viêm mũi.

Trong đó, ô nhiễm không khí, khói, bụi, chất khí thải tăng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi.

Ngoài ra, có thể bị viêm mũi do virus, nấm, vi khuẩn. Do môi trường sống không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển xâm nhập qua mũi gây viêm mũi, viêm đường hô hấp.

Một số người lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài, khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa rất dễ dẫn đến xung huyết, phù nề niêm mạc.

Các bệnh lý khác liên quan như: Viêm VA (hay gặp ở trẻ em), amidan, viêm họng... cũng có thể dẫn đến bị viêm mũi.

Viêm mũi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.

4Điều trị viêm mũi

- Nên vệ sinh nhà ở, môi trường sống, đảm bảo sạch, thoáng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

- Người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, ngày 3 - 4 lần, sau đó dùng thuốc xịt mũi tác dụng tại chỗ. Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc xịt mũi thảo dược, sử dụng trong 5 ngày, nếu không đỡ, nên đi khám để có biện pháp điều trị hợp lý.

- Nếu bệnh chưa có dấu hiệu bị nhiễm trùng, người bệnh nên uống thuốc thảo dược, hay các loại có nguồn gốc từ dược liệu. Để giúp cho việc thông mũi, trị các triệu chứng ngạt mũi, đau nhức, chảy nước mũi.

- Trong trường hợp, người bệnh bị nhiễm trùng bác sĩ sẽ chỉ định dùng kết hợp uống kháng sinh đặc trị viêm đường hô hấp, uống trong 5 - 7 ngày. Một số kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Amoxicillin, Cephalosporine…

- Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật như: Dày vách ngăn mũi, gai, hoặc vẹo vách ngăn mũi… đây được gọi là cấu trúc mũi bất thường.

5Phòng bệnh viêm mũi

- Trong trường hợp viêm mũi nhiễm trùng, tiêm phòng virus cúm, sởi, rubella, bạch hầu... có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

- Nên vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang y tế khi ra đường. Giữ chăn, mền, nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.

- Nên làm ấm vùng mũi, mát xa vùng mặt, lau mặt với nước ấm mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng.

Viêm mũi là bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, còn gây ra những biến chứng liên quan như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi.. Chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, có nhiều đờm, ho khan…Nếu thấy có những dấu hiệu như vậy nên tiến hành kiểm tra để được tư vấn theo phát đồ điều trị. Đồng thời, nên giứ ấm cơ thể, vệ sinh mũi và răng miệng sạch sẽ. Nên tiêm phòng các loại vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tai, Mũi, Họng liên quan

HỆ THÔNG NHÀ THUỐC SƠN MINH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocsonminh.com
Tel: 0888 169 115
DSĐH: Vũ Khánh Quỳnh

© Bản quyền thuộc về Nhathuocsonminh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top