{SLIDE}

Viêm dạ dày, tá tràng

Thứ năm, 17/01/2019 - 09:15 AM
Viêm dạ dày, tá tràng

1Viêm dạ dày, tá tràng là gì?

Viêm dạ dày, tá tràng cấp là bệnh về đường tiêu hoá, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng. Phần lớn là viêm dạ dày, tá tràng mạn tính.

2Triệu chứng của viêm dạ dày, tá tràng

Có những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số các trường hợp viêm dạ dày, tá tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

- Đau vùng bụng phía trên, đặc biệt là vùng thượng vị.

- Ợ hơi, ợ chua.

- Buồn nôn, nôn ói.

- Trường hợp xuất huyết tiêu hóa có thể ói ra máu hoặc tiêu phân đen.

- Nóng rát lồng ngực.

Chẩn đoán:

Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.

Một số xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ viêm dạ dày, tá tràng:

- Soi dạ dày - tá tràng: đánh giá mức độ viêm hay loét, có xuất huyết hay không và phát hiệu u. Qua soi dạ dày làm clotest để xem có vi trùng HP (helicobacter pylori).

- Xét nghiệm tìm kháng thể H. Pylori trong máu (độ tin cậy không tốt bằng xét nghiệm hơi thở và clotest trong soi dạ dày).

- Xét nghiệm hơi thở ure 13C hoặc 14C (phát hiện vi khuẩn H. Pylori).

- Xét nghiệm công thức máu .

3Nguyên nhân gây viêm dạ dày, tá tràng

- H. pylori là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, tá tràng.

- Các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), corticoid…dùng lâu dài hoặc dùng liều cao có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng.

- Sử dụng các chất có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các loại thức ăn quá chua, quá cay hoặc quá nóng.

- Ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất.

- Khi ăn không nhai kỹ.

- Ăn uống không đúng giờ, không điều độ, lúc quá no, lúc quá đói.

- Do stress.

- Do xạ trị hay hóa trị ung thư.

- Các bệnh nội tiết như: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…

4Điều trị viêm dạ dày, tá tràng

- Các thuốc kháng acid: trung hòa acid trong lòng dạ dày (magnesi hydroxyd, nhôm hydroxyd...)

- Các thuốc làm giảm bài tiết acid và pepsin: thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton.

- Thuốc diệt Helicobacter pylori: các kháng sinh, bismuth.

- Tăng cường yếu tố bảo vệ: sucralfat, bismuth, misoprostol.

5Phòng ngừa viêm dạ dày, tá tràng

- Nên tránh ăn các loại thức ăn dễ kích thích như rượu, ớt, tiêu, hoa quả quá chua, giấm,…

- Không hút thuốc lá.

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn chậm nhai kỹ.

- Thận trọng với các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Có thể thay bằng paracetamol.

- Giảm stress.

Viêm dạ dày, tá tràng là một bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Viêm dạ dày, tá tràng cấp tính thường tạm thời và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa.

"Viêm dạ dày, tá tràng có thể có các triệu chứng: đau vùng bụng phía trên, đặc biệt là vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, có thể nôn ra máu nhìn giống bã cà phê, tiêu phân đen, nóng rát lồng ngực.

Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, tá tràng.

Sử dụng thuốc kháng a-xít, kháng histamin H2, ức chế bơm proton, dẫn chất prostaglandin, sucralfat, hợp chất bismuth và các nhóm thuốc hỗ trợ để điều trị viêm dạ dày, tá tràng và dùng phác đồ phối hợp kháng sinh để diệt H. pylori (nếu có)."

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

HỆ THÔNG NHÀ THUỐC SƠN MINH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocsonminh.com
Tel: 0888 169 115
DSĐH: Vũ Khánh Quỳnh

© Bản quyền thuộc về Nhathuocsonminh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top