{SLIDE}

Tim bẩm sinh

Thứ hai, 21/01/2019 - 01:37 PM
Tim bẩm sinh

1Tim bẩm sinh là gì?

Tim bẩm sinh là các dị tật bất thường của tim, xuất hiện ngay khi em bé mới chào đời. Đây là căn bệnh nguy hại nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ em. Bệnh gây ra những hậu quả hết sức nặng nề như suy tim, chậm phát triển làm ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ hoặc có thể dẫn đến tử vong.

2Triệu chứng của tim bẩm sinh là gì?

Trường hợp tim bẩm sinh nhẹ thường không có biểu hiện gì, chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám định kỳ, hay kiểm tra sức khỏe vì lý do khác. Hoặc triệu chứng có thể từ từ xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Trường hợp tim bẩm sinh nặng ta có thể phát hiện khi bé mới chào đời.

+ Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn...hoặc tím ngay từ khi mới sinh ra. Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi.

+ Đau ngực, nhịp tim nhanh...

+ Trẻ có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú trẻ có vẻ rất mệt, đang bú phải ngưng lại, nghỉ một lúc để thở rồi mới bú tiếp.

+ Hay bị viêm phổi, ho, khò khè, tái phát nhiều lần, thở nhanh, lòng ngực bị rút lõm khi hít vào.

+ Trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân, sụt cân, chậm mọc răng, lật, bò, đi và đứng hơn trẻ bình thường.

+ Ngoài ra, trẻ bị tim bẩm sinh còn có một số dị tật khác đi kèm như: Hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

3Nguyên nhân khiến trẻ bị tim bẩm sinh

+ Bố, mẹ sử dụng thuốc gây ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi, tiếp xúc trực tiếp với tia X- Quang, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp...Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai nghén người mẹ bị nhiễm virut như rubella, Herpes….

+ Bất thường nhiễm sắc thể, hay thay đổi cấu trúc gen.

+ Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh có khả năng thế hệ sau cũng bị di truyền. Tỉ lệ này chiếm khoảng 3% trong số trẻ bị tim bẩm sinh.

+ Trong quá trình thai kỳ, người mẹ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu một số loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và hình thành tim của trẻ.

4Cách điều trị bệnh tim bẩm sinh

Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nặng, nhẹ của bệnh, mục đích của việc điều trị sẽ là sửa khuyết tật tim hay giải quyết các biến chứng. Quá trình điều trị có thể bao gồm:

+ Bệnh tim nhẹ: Các khuyết tật tim tương đối nhỏ có thể cần theo dõi định kì để đảm bảo tình trạng bệnh không trở nên nặng hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định tái khám định kỳ mỗi tháng, 2, 3 hoặc 6 tháng.

+ Thuốc: Một số khuyết tật tim nhẹ có thể điều trị với thuốc để giúp tim hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa máu đông và kiểm soát nhịp tim bất thường.

Đối với bệnh tim nặng

+ Thiết bị cấy: Đây là thiết bị giúp tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim. Để điều hòa nhịp tim, giúp nhịp tim ổn định.

+ Thủ thuật đặc biệt với catheter (sử dụng ống thông) và bằng sóng cao tầng để cắt bỏ những mô dẫn truyền bất thường gây ra rối loạn nhịp tim. Điểm lợi của thủ thuật này là không cần mở lồng ngực.

+ Trong quá trình mang thai người mẹ không nên uống rượu, bia hay hút thuốc. Giữ cho môi trường sống lành mạnh, khi uống thuốc điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

+ Cách ly người mẹ với những chất gây tình trạng dị tật: tia X, phóng xạ, thuốc như an thần, Non – Steroid, thận trọng khi dùng các thuốc kháng đông, thuốc hạ áp, thuốc hóa trị, xạ trị…

+ Thực hiện theo đúng chương trình tiêm phòng mở rộng khi chưa mang thai để phòng tránh nhiễm bệnh.

5Phòng bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

+ Nếu người mẹ có bệnh tim bẩm sinh nhẹ, việc mang thai có thể thành công. Tuy nhiên người mẹ phải thăm khám thường xuyên để phòng những ảnh hưởng xảy ra đến thai nhi.

+ Trước khi mang thai người mẹ nên hỏi bác sĩ về các nguy cơ có thể xảy ra và các chăm sóc đặc biệt bạn nên có trong thời kì mang thai.

+ Tiêm phòng trước khi mang thai như rubella, quai bị, sởi…

+ Trước và trong thời kỳ mang thai người mẹ không nên sử dụng chất kích thích, hút thuốc, uống rượu bia, giữ tinh thần thoải mái, tránh bị trầm cảm….

+ Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, sắt, khoáng chất...để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tim bẩm sinh nếu kịp thời phát hiện có thể điều trị, nhưng nếu quá muộn sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, có thể dẫn đến tử vong. Ho, khò khè, nhịp tim nhanh, đặc biệt là tím tay, chân, môi. Trẻ có làn da xanh xao, chậm phát triển, bú kém, sụt cân...thì người mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở để điều trị kịp thời và đúng cách. Thay đổi lối sống lành mạnh, không hút thuốc, chất kích thích, không nên sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Nên đưa trẻ tái khám định kỳ dựa theo tư vấn của bác sĩ.

(Hình ảnh tổng hợp từ yhoccongdong.com, single.com.vn, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tim mạch liên quan

HỆ THÔNG NHÀ THUỐC SƠN MINH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocsonminh.com
Tel: 0888 169 115
DSĐH: Vũ Khánh Quỳnh

© Bản quyền thuộc về Nhathuocsonminh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top