{SLIDE}

Hen phế quản

Thứ năm, 24/01/2019 - 08:26 AM
Hen phế quản

1Hen phế quản là gì?

Tên gọi khác: bệnh suyễn, hen suyễn (Asthma)

Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở, do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch.

Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm đường hô hấp khiến đường hô hấp bị phù nề và nhạy cảm và có thường phản ứng mạnh với một số chất hít vào. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể do di truyền.

2Triệu chứng của hen phế quản

Các triệu chứng dưới đây, chỉ là các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác, bạn nên đến gặp bác sĩ kể cả khi gặp những triệu chứng này.

Ho mãn tính, dai dẳng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho như bị nhiễm khuẩn xoang mũi hoặc cảm lạnh, nhưng khi triệu chứng ho kéo dài rất có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm nữa, khi bạn thường bị ho nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm và đánh thức bởi những cơn ho vào ban đêm do đường thở đột ngột bị thu hẹp.

Thở khò khè

Thở khò khè cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Bạn dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng dễ gây ra phản ứng này.

Hay hắng giọng

Hắng giọng là hành động cố đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều sẽ khiến đường hô hấp bị thắt chặt hơn. Việc có dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Cảm thấy hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ

Ngay cả khi vận động nhẹ cũng khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, và phải ngồi xuống nín thở rồi mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thì bạn có thể đã bị hen suyễn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn.

Kém thích nghi với trời lạnh

Bạn thích nghi với thời tiết lạnh kém hơn, đây là một trong những yếu tố dị nguyên của bệnh hen suyễn. Bạn khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi, hay bạn thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm.

Dễ bị dị ứng

Bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể bạn dễ bị dị ứng những lúc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa hoặc dị ứng với thực phẩm như các món ăn lạ, măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản…

Hay bị viêm phế quản khi còn nhỏ

Khi còn nhỏ bạn thường bị viêm phế quản khiến các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị hen suyễn sau này.

Thường xuyên bị mất giọng

Bị mất giọng thường xuyên có thể không nằm trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi khám sức khỏe.

3Nguyên nhân mắc bệnh hen phế quản

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở từng người không giống nhau do cơ địa và thể trạng mỗi người khác nhau. Nhưng thường sẽ là do các nguyên nhân sau đây:

- Do tiếp xúc và dị ứng với các yếu tố dị nguyên: Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, thời tiết lạnh, hoạt động thể chất gắng sức.

- Do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp: Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm xoang, viêm hô hấp, xẹp phổi khiến việc biến chứng dẫn đến hen suyễn là điều khó tránh khỏi.

- Do yếu tố giới tính và tuổi tác: Bệnh hen suyễn được xác định phổ biến ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Bên cạnh đó ở tỷ lệ bệnh ở nam giới cũng thường cao hơn nữ giới.

- Tình trạng căng thẳng, stress cũng có thể khiến những cơn hen suyễn xuất hiện.

- Yếu tố cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh hen suyễn.

4Điều trị hen phế quản

1. Phòng tránh yếu tố làm khởi phát hen

– Không nuôi súc vật

– Không hút thuốc trong nhà

Tránh dùng thảm trải phòng

- Vệ sinh chăn đệm thường xuyên

- Giữ ấm cho trẻ

- Tránh những thức ăn dị ứng

- Hạn chế đồ ăn lên men, thực phẩm công nghiệp có chất bảo quản

2. Dùng thuốc dự phòng kiểm soát hen

- Đây là những thuốc hít dùng hàng ngày nhằm có tác dụng chống viêm dị ứng mạn tính, làm giảm triệu chứng hen, kiểm soát làm bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hen.

- Những thuốc này tương đối an toàn, không gây nghiện, không lờn thuốc thường được dùng trong thời gian dài (6 tháng đến 1 năm tùy giai đoạn bệnh).

- Bác sĩ sẽ kiểm soát và giúp bệnh nhân chọn liều thuốc ngừa cơn thích hợp và theo dõi để đạt kiểm soát hen tối ưu cũng như giảm liều thuốc khi cần.

3. Xử trí cơn hen tại nhà

Khi lên hen cấp xử trí cơ bản tại nhà như sau:

- Tránh xa yếu tố gây dị ứng

- Cho bệnh nhân ra chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo

- Dùng thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn như Ventolin, Bricanyl… . Xịt Ventolin 2 nhát mỗi 15 phút trong 1 giờ .

Nếu không thể hít trực tiếp thì có thể hít qua buồng đệm hoặc phun khí dung.

Nếu cơn hen giảm đi thì có thể xịt lặp lai sau mỗi 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ…

Nếu cơn hen nặng hơn không cải thiện sau xịt Ventonlin như trên thì nên nhập viện ngay.

5Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát

Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, đồng thời tránh tiếp xúc với các yêu tố dị ứng gây ra các cơn hen.

Theo Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (Global Initiative for Asthma) khuyến cáo nên dùng Seretide trong điều trị duy trì kiểm soát cơn hen phế quản vì khi quan sát những bệnh nhân hen phế quản được điều trị bằng thuốc này cho thấy tần suất cơn hen phế quản nặng xảy ra rất ít.

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bất lợi:

- Không nên vận động mạnh, hay thực hiện các hoạt động thể lực khi không cần thiết.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi đường, bụi nhà, khói thuốc lá, các chất dị nguyên ở xưởng may,…

- Tránh tiếp xúc với người bệnh mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.

Bệnh nhân hen phế quản thường có các triệu chứng như: ho, thở khò khè và khó thở. Cơn hen cấp thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Để ngăn chặn cơn hen phế quản, bệnh nhân và người nhà cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị cơn hen sớm. Đồng thời phải tuân thủ, dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần bảo đảm môi trường sống xung quanh người bệnh luôn trong lành, hạn chế tối đa việc xâm nhập của các kháng nguyên dị ứng bất lợi.

(Hình ảnh tổng hợp từ WebMD, tribenhhen.com, Hội Hô Hấp TPHCM, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Hô Hấp liên quan

HỆ THÔNG NHÀ THUỐC SƠN MINH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocsonminh.com
Tel: 0888 169 115
DSĐH: Vũ Khánh Quỳnh

© Bản quyền thuộc về Nhathuocsonminh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top