{SLIDE}

Bệnh kiết lỵ

Thứ năm, 17/01/2019 - 11:00 AM
Bệnh kiết lỵ

1Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh Kiết Lỵ hay lỵ là một loạt bệnh thuộc đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy có máu và chất nhầy như mũi.

Bệnh thường được gây ra do nhiễm trùng ruột già bởi vi khuẩn, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng, virus hay một số chất kích thích hóa học. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm biểu hiện bệnh không triệu chứng, nhiều biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.

Bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ từ 2-4 tuổi, và thường xuất hiện vào mùa hè nhiều hơn vào mùa đông.

2Nguyên nhân bệnh

Có 2 nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ thường gặp là:

- Nhiễm trùng với nhóm enterobacteria shigella thường được gọi là lỵ trực trùng (theo hình thức trực khuẩn).

- Nhiễm trùng do amip Entamoeba histolytica gọi là lỵ amip. Ngoài ra, lỵ amip còn được chia theo sự tiến triển gồm 2 cấp: kiết lỵ cấp tính và mạn tính.

Những vi khuẩn này có thể truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân, cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.

Kiết lỵ thường xuất hiện ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi mà có điều kiện sống quá chật chội và vệ sinh kém.

3Triệu chứng bệnh

Bệnh có những dấu hiệu cũng như các triệu chứng thường gặp như: sốt cao, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân có máu sẽ xuất hiện sau 3 ngày lỵ trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Trong giai đoạn đầu, phân thải ra sẽ theo khuôn nhưng một thời gian ngắn sẽ lỏng kèm theo đó có chất nhầy và có máu.

Số lần đi ngoài sau 3 ngày đầu phát bệnh sẽ gia tăng do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể trạng suy sụp do nhiễm độc tố nặng, xảy ra tình trạng mất nước và chất điện giải dễ gây ra tử vong ở trẻ em và người già yếu nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ngoài ra, khi bị lỵ amip cấp tính mà không điều trị dứt điểm bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, sau đó lỵ amip sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amip, gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ,... Hậu quả là gây nên viêm đại tràng mạn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài.

4Cách điều trị

Bệnh nhân cần nên thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày để đối phó với bệnh:

- Bù nước và điện giải cho cơ thể do tình trạng mất nước trầm trọng của việc đi ngoài quá nhiều lần, sẽ gây nên kiệt sức. Có thể dùng dung dịch Oresol để bổ sung lượng nước và điện giải trong cả 2 trường hợp bị ly trực khuẩn hoặc ly amip.

- Bệnh nhân không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác để tránh tình trạng lây nhiễm.

Đối với bệnh nhân bị Lỵ Shigella nặng nên được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh thường kháng thuốc. Nên báo cho bác sĩ nếu như bệnh tình không thuyên giảm sau vài ngày.

Lỵ amibe thường được điều trị bằng kháng sinh diệt ký sinh trùng. Trong một vài trường hợp, thuốc bổ sung sau điều trị có thể cần để chắc chắn tất cả ký sinh trùng đã bị diệt. Trong một số ca nặng, có thể cần truyền dịch để bù dịch và đề phòng mất nước.

Trong một số trường hợp, kiết lỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách:

Viêm khớp hậu nhiễm: Tuy chỉ gặp vào khoảng 2% nhưng có thể phát triển triệu chứng viêm khớp, kích ứng mắt và tiểu gắt buốt. Kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm.

Nhiễm trùng huyết: Biến chứng gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như người đã bị HIV hoặc ung thư.

Động kinh: Thỉnh thoảng xảy ra ở trẻ em, gây ra các cơn co giật toàn thể, nhưng biến chứng này có thể hồi phục và không cần đến điều trị.

Hội chứng tán huyết và tăng ure huyết (HUS): Khi loại vi khuẩn Shigella, thông qua sự sản xuất độc tố và gây ra phá hủy hồng cầu của bệnh nhân.

5Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh lỵ lây lan thì ta có thể cải thiện tình trạng vệ sinh chẳng hạn:

Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn xong hoặc sau khi đụng vào động vật, có thể sử dụng nước rửa tay khô để tiện lợi mang theo bên mình.

Cẩn thận khi thay tả lót cho em bé bị bệnh: như đã đề cập ở trên đây là căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan, người thân cũng nên cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh, nên đeo bao tay và rửa tay sạch sẽ khi thay tả.

Không nuốt phải nước khi đang bơi: vì trong hồ bơi chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm và có thể gặp phải người bị kiết lỵ trong hồ bơi và có thể sẽ lây lan bệnh kiết lị thông qua nước hồ.

Ngoài ra, cũng cần phòng tránh bệnh trong việc ăn uống khi đi đến những khu vực có người bị bệnh

Thức uống không được đóng chai và niêm phong vì có thể chứa vi khuẩn gây bệnh

Những món đồ ăn không hợp vệ sinh thực phẩm, không được qua kiểm định an toàn thực phẩm như: đồ ăn thức uống hàng rong, thậm chí là trái cây, rau củ mà không phải bạn tự gọt

Thậm chí những loại đồ ăn như: sữa tươi, phô mai và các sản phẩm từ sữa mà chưa qua tiệt trung cũng có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh

Bệnh kiết lỵ mặc dù rất dễ phòng tránh và điều trị nhưng vẫn sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt là trẻ em. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng xấu đến người bệnh.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

HỆ THÔNG NHÀ THUỐC SƠN MINH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocsonminh.com
Tel: 0888 169 115
DSĐH: Vũ Khánh Quỳnh

© Bản quyền thuộc về Nhathuocsonminh.com

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top